Sa thải nhân viên ngay lập tức khi nào
Là nhà quản lý, một phần công việc của bạn là đối phó với các nhân viên khó tính, phá rối. Có những lúc bạn sẽ phải khuyến khích, đồng viên cấp dưới của mình nhằm nâng cao hiệu suất và năng lượng làm việc của họ. Nhưng khi nỗ lực của bạn là không đủ thì biện pháp tốt nhất không phải là để dành nhiều thời gian cố gắng để giúp đỡ một nhân viên quay lại mà là để họ ra đi
Đây là một quyết định khó khăn và các nhà lãnh đạo cần biết đâu là thời điểm chính xác để có bước đi đúng đắn trong tương lai. Hãy xem xét những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc chia tay với nhân viên gặp vấn đề của bạn.
1.Nhân viên không còn quan tâm đến quyết định, cố gắng của cấp trên
Khi bạn đối mặt với nhân viên gặp vấn đề về hiệu suất làm việc, hầu hết trong số họ sẽ phản ứng bằng cách sửa chữa các vấn đề và cố gắng để cải thiện khả năng làm việc. Một số khác, nếu bạn thấy rằng những nỗ lực của bạn để cải thiện, giúp đỡ nhân viên được đáp lại bằng thái độ không quan tâm, buông tha, hoặc thậm chí có những hành vi tồi tệ hơn. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn nên có cách xử lý cứng rắn hơn.
Ví dụ, khi nhân viên của bạn ngày càng đến muộn mà không cần thông báo, ra về sớm và có thời gian ăn trưa dài. Đây chắc chắn không phải là loại nhân viên bạn muốn có trong nhóm của mình.
2.Năng suất làm việc giảm sút
Nếu bạn đang cân nhắc đến việc chia tay một ai đó, rất có thể là do năng suất của riêng nhân viên đó đi xuống, giảm sút nặng nề. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét nếu việc này diễn ra trên diện rộng, thời gian dài. Rất có thể có những vấn đề mang tính hệ thống mà bạn không phát hiện ra trong suốt thời gian vừa qua gây giảm hiệu suất của toàn bộ nhân viên như chính sách của công ty, sự gây rối của nhân viên ảnh hưởng đến tập thể? Bạn cũng nên theo dõi liệu hiệu suất làm việc của nhân viên đó giảm sút là do nguyên nhân gì và có thể cải thiện hay không?
Nếu nhân viên đó không cố gắng để cải thiện hiệu suất của mình thì chẳng còn lí do để bạn giữ họ lại nhóm của mình cả.
3.Không có tinh thần làm việc
Một lần nữa, bạn không chỉ nhìn nhận vấn đề này cho 1 nhân viên mà còn trong nhóm của bạn hoặc tổng thể toàn công ty. Theo kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo nổi tiếng, có những thời kì các nhân viên bắt đầu cảm giác mệt mỏi, chán nản và không có động lực làm việc.
Nếu thành viên trong nhóm của bạn không thể tập trung vào công việc hoặc không hoàn thành đúng hạn việc được giao trong thời gian dài thì bạn nên lên kế hoạch để kiểm tra, cải thiện tình hình. Còn nếu không, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định cuối cùng.
4.Phá rối
Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có lúc bạn và nhân viên bất đồng quan điểm trong một số vấn đề. Nhưng nếu là một nhân viên tốt, họ sẽ có những đóng góp trên tinh thần xây dựng và hợp tác. Nhưng nếu nhân viên kích động nổi loạn, phá hoại việc thực hiện kế hoạch hoặc gây tâm lí hoang mang cho những người khác thì chắc chắn bạn không nên nương tay. Hành động này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bạn mà còn các đồng nghiệp xung quanh. Chắc chắn bạn không muốn các nhân viên khác của mình theo bước kẻ phá rối này. Vậy nên, đừng chần chừ khi đưa ra quyết định ra thải trong trường hợp này.
5.Nhân viên bị khách hàng khiếu nại, tố cáo
Một nhân viên không chỉ làm việc cho bạn mà còn phải tiếp xúc, làm việc với khách hàng. Vì vậy, nhứng đóng góp, ý kiến của khách hàng cũng là một kênh thông tin hữu ích giúp nhà quản lý dễ đưa ra các quyết định về nhân sự. Nếu khách hàng liên tục phản ánh vè hành vi, cách làm việc của một nhân viên thì bạn nên nghiêm túc xem xét việc có nên giữ người này trong nhóm/bộ phận của bạn hay không.
6. “Nổ”
Họ là những người có khả năng “chém gió” vô tận và thường gặp may, họ thường hay trót lọt trong các phi vụ được giao. Tuy nhiên, những kiểu nhân viên này thường có xu hướng sử dụng điểm mạnh của mình một cách thiếu trung thực và luôn muốn người khác liên tục đưa ra những quyết định sai lầm mà chẳng vì mục đích gì.
Nếu bạn phát hiện mình liên tục đưa ra những quyết định tệ hại trong kinh doanh và ảnh hưởng đến công ty mỗi khi ở bên cạnh một người nào đó, điều này có nghĩa đã đến lúc bạn cần loại bỏ họ ra khỏi công việc làm ăn của mình.
7. Thích nói xấu người khác
Họ là những người luôn tìm mọi cách để nói xấu sếp, nói xấu đồng nghiệp tại bất cứ đâu mỗi khi có cơ hội. Họ không bao giờ để công ty được yên ổn một ngày nào, mọi người luôn đề phòng và cảnh giác lẫn nhau. Nói xấu người khác như một thú vui và là thói quen hàng ngày của kiểu nhân viên này. Vì vậy, để tránh mất đoàn kết nội bộ, bạn cần sa thải ngay lập tức kiểu nhân viên này ngay khi phát hiện họ có dấu hiệu nói xấu người khác.
8. Những kẻ mê “chiến tranh”
Họ là những người ưa khẩu chiến và trong mọi cuộc tranh luận, họ phải chiến thắng bằng mọi giá mặc dù thắng cũng chả được gì (?). Những cố gắng nhằm thay đổi hoặc hiểu một kẻ thích chiến tranh là điều vô nghĩa và phí thời gian. Tốt nhất là nên phớt lờ đi và đừng cho họ tham gia vào bất cứ công việc kinh doanh nào.
Nếu là một người sếp thông thái, bạn cần loại bỏ ngay những người này trong công ty.
9. Thái độ tiêu cực với khách hàng
Dù bạn kinh doanh với quy mô lớn hay nhỏ nhưng nguyên tắc số 1 vẫn là khách hàng luôn luôn khó kiếm và ngoài kia có rất nhiều công ty đối thủ chỉ đợi bạn sơ hở là có thể cướp khách hàng từ tay bạn bất cứ lúc nào. Do đó, những nhân viên làm việc với khách hàng mà không hiểu được rằng kinh doanh có nghĩa là phải thắng, phải giữ khách hàng thì bạn cũng không nên cần họ.
5. Không tôn trọng nguyên tắc
Nếu một nhân viên không nghe lời sếp hay nói dối một điều gì đó trong lý lịch và điều này vi phạm điều luật công ty thì tốt nhất bạn nên loại bỏ họ.
Phần đông mọi người thường hay than phiền về công việc, văn hóa công ty nhưng thiết nghĩ, không gì mệt mỏi hơn việc phải làm việc chung với một đồng nghiệp không đủ năng lực và kéo cả tổ chức đi xuống. Không cần tốn thời gian suy nghĩ nhiều, đơn giản là bạn nên loại bỏ họ ra khỏi tổ chức và bạn sẽ ngủ ngon hơn vào mỗi tối, những cấp dưới trong công ty bạn cũng vậy.
10. Không đáng tin cậy
Những người có vẻ bề ngoài đạo mạo, đôi khi họ thích ra vẻ với những người xung quanh nhưng khi gặp chuyện thì họ sẵn sàng đổ trách nhiệm lên đồng nghiệp. Do đó, dù cho có để ý đến mức nào thì bạn cũng sẽ không biết được là khi nào họ sẽ bỏ rơi bạn. Do đó, cũng không cần tốn thời gian cân não và tìm hiểu lý do tại sao họ lại làm như vậy để làm gì. Điều đó là vô ích, điều cần làm ngay lúc này là loại bỏ họ ngay lập tức.
11. Nhân viên "cộng đồng"
Những nhân viên này thường có đặc tính nhanh nhẹn và hữu ích, họ có thể làm bất cứ công việc gì được giao và giúp đỡ tất cả mọi người. Tuy nhiên, đây chính là kiểu nhân viên “vô dụng” nhất trong công ty. Bạn thuê một nhân sự vào làm một công việc cụ thể chứ không phải thuê một người tình nguyện viên từ thiện, chạy khắp nơi hỗ trợ người này đến người khác.
12. Hay than thở
Phần lớn những nhân viên này có thực tài và làm việc hiệu quả tuy nhiên, họ có thói quen là hay than thở. Không chỉ than thở về công việc, áp lực cuộc sống, đôi khi họ cũng mang chuyện tình cảm riêng của mình lên công ty để “tra tấn” những đồng nghiệp xung quanh.
Mỗi ngày họ có hàng ngàn lý do để được than thở. Những kiểu nhân viên này thường khiến đồng nghiệp phát điên mỗi khi trở thành mục tiêu để họ “ca bài ca con cá”.
13. Nghiện Facebook, chat
Mạng xã hội ngày càng phát triển khiến cho dân văn phòng ảnh hưởng khá nhiều. Theo một thống kê nhỏ, mỗi nhân viên văn phòng hiện nay đều sở hữu cho mình ít nhất một trong các tài khoản như Facebook, Yahoo, Skype, Zalo và điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Một ngày làm việc trên cơ quan 8 tiếng nhưng có không ít nhân viên văn phòng sử dụng hết hơn 1 nửa thời gian đó dành cho việc cập nhật thông tin, tán gẫu với bạn bè… không quen biết. Vậy, với thời gian ít ỏi còn lại, liệu họ có hoàn thành tốt công việc được giao?
Hiện cũng có nhiều công ty, ngân hàng giới hạn việc sử dụng mạng xã hội của nhân viên bằng cách chặn địa chỉ IP truy cập Facebook, Skype…
Không bao giờ là dễ chịu để xem xét việc chấm dứt hợp đồng một nhân viên. Nhưng nếu bạn đã cố gắng hết sức để giúp họ cải thiện thông qua đào tạo, thông tin phản hồi, cố vấn và một kế hoạch cải thiện hiệu suất chính thức mà các vấn đề vẫn tồn tại thì tốt nhất là bạn nên để họ ra đi. Thông thường, đó là vì lợi ích của phòng, công ty, và ngay cả những nhân viên khác. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo trên, đừng chần chừ khi ra quyết định nhân sự. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường trở thành quản lý xuất sắc.
ST.
Tuyển dụng việc làm Bình Dương Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu tuyển chọn lao động khá phong phú, không chỉ ở lãnh vực kinh doanh, văn phòng mà ở lĩnh vực may mặc lao động phổ thông tại Công ty may Hạ My Việt tuyển dụng nhiều thợ may công nhân may công nghiệp tại Bình Dương lương 6 triệu đến 9 triệu có chỗ ăn ở miễn phí . Đối với công nhân ngoài mức lương và các chế độ nằm trong luật định, công ty còn hỗ trợ cơm trưa, hưởng thêm tiền hoa hồng tùy theo khả năng kinh doanh của mình.....xem thêm