Cách giặt đồ lót để không bị nấm mốc
Đồ lót là vật bất ly thân của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản và giặt tẩy đúng cách khiến đồ lót nhanh bị hư và nghiêm trọng hơn là có thể gây hại cho sức khỏe của người mặc. Những sai lầm hay gặp sau đây bạn cần lưu ý để tránh mắc phải:
1) Gom đồ vài ngày mới giặt một lần chất đống
Do bận rộn với công việc và cuộc sống, lười biếng và nhiều lý do khác, đồ lót của nhiều người không được giặt sạch kịp thời mà chất thành đống nhiều ngày rồi cùng giặt khi rảnh rỗi vào cuối tuần. Như mọi người đã biết, điều này dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu để đồ lót quá lâu, không giặt sạch được một số chất tiết trên đó, đồ lót dễ bị ố vàng và khô cứng sẽ rút ngắn đáng kể tuổi thọ của quần lót. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên siêng năng và giặt quần lót trực tiếp sau khi thay.
2) Đổ xà phòng hay nước giặt trực tiếp lên đồ lót
Xà phòng hay nước giặt có chứa nhiều chất tẩy trắng làm thay đổi màu sắc của quần áo. Vì thế không nên đổ xà phòng trực tiếp lên đồ lót mà hãy hòa tan trong nước rồi mới cho đồ của mình vào, như vậy sẽ tránh được tình trạng đồ lót bị bay màu hay cặn bột giặt cố bám trụ trên đó. Và cần lưu ý chỉ sử dụng những loại xà phòng hay nước giặt trung tính để giặt đồ lót, không sử dụng những loại thông thường.
3) Giặt đồ lót bằng máy giặt
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong lồng giặt của máy giặt chứa khá nhiều vi khuẩn. Việc giặt đồ lót bằng máy giặt có thể khiến lượng vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Hơn nữa, máy giặt có thể sẽ không giặt sạch những vết bẩn trong quần lót.
Một số loại đồ lót có thể giặt máy theo như hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên để đồ lót luôn giữ được độ tươi mới và form dáng lâu dài, cách tốt nhất vẫn là giặt tay.
4) Ngâm đồ lót quá lâu thậm chí để qua đêm
Có nhiều người thay đồ lót quá khuya và để đến hôm sau mới giặt đồ lót. Tuy nhiên, mọi người nên nhớ rằng đồ lót càng để lâu không giặt thì khả năng vi khuẩn phát triển càng lớn và càng dễ sinh ra mùi hôi.
Hơn nữa, mùi hôi trên đồ lót cũng sẽ tạo ra nhiều vi khuẩn tích tụ hơn, làm tăng khó khăn trong việc khử trùng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giặt đúng giờ, thực tế giặt một chiếc quần lót không mất nhiều thời gian.
Việc ngâm đồ lót quá lâu trong nước sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì vậy để đảm bảo cho vùng kín bạn chỉ nên ngâm đồ lót dưới nước 5 phút để bảo vệ vải và sau đó giặt sạch bằng nước ấm.
5) Dùng chất tẩy trắng
Thực tế, nhiều sản phẩm quảng cáo giúp quần áo trắng sáng hơn do được cho thêm chất huỳnh quang tăng trắng. Chất này là một dạng thuốc nhuộm hấp thụ tia tử ngoại có khả năng phát huỳnh quang để tăng độ trắng hóa học. Nếu xâm nhập vào cơ thể, chất này nhanh chóng kết hợp với protein trong cơ thể, khó bài tiết ra ngoài, từ đó tăng gánh nặng cho gan, và gây kích ứng da.
6) Giặt đồ lót bằng dung dịch kháng nấm mốc
Loại dung dịch này tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, vì thành phần chủ yếu là chất hypochlorite và chất oxy hóa mạnh. Các thành phần này có tính ăn mòn và kích ứng cao, khó giũ sạch được chỉ trong hai lần giặt với nước lã.
7) Giặt đồ lót với quần áo khác
Một số người khi giặt đồ lót sẽ giặt chung với tất và quần áo, nhưng điều này dễ để lại vi trùng và chất ô nhiễm từ bên ngoài lên đồ lót, gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo và các bệnh khác. Vì vậy, đồ lót tốt nhất nên giặt riêng.
8) Giặt quần lót cùng với tất
Thói quen này của bạn dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bạn mắc bệnh nấm ở chân, chúng sẽ dễ dàng di chuyển sang đồ lót, quần áo khi giặt từ đó gây bệnh viêm âm đạo. Như đã đề cập ở trên, đồ lót nên được giặt riêng.
9) Ngâm nước xả vải
Đây là điều đặc biệt cần tránh. Nước xả vải thường có các thành phần hóa chất như benzyn acetate, benzyn alcohol, ethyl acetate, camphor hay cholroform,… rất không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là vì đồ lót tiếp xúc trự tiếp với bộ phận nhạy cảm. Nếu ngâm đồ lót trong nước xả vải, hóa chất sẽ bám lên đồ, khi mặc vào sẽ dễ dàng kích ứng lên bộ phận nhạy cảm, gây nhiều triệu chứng nguy hiểm như ngứa, dị ứng, sưng tấy, viêm,… thậm chí các bệnh phụ khoa nặng hơn. Hơn nữa, các sản phẩm đồ lót nói chung, đặc biệt là những sản phẩm đồ lót cao cấp đều sử dụng những chất liệu vải rất mềm nên việc ngâm nước xả vải để làm mềm là hoàn toàn không cần thiết.
10) Chà sát quá mạnh
Vì đây là loại quần áo khá nhạy cảm và mỏng manh, nên các bạn nhớ nhẹ nhàng khi giặt nhé, đừng chà sát quá mạnh sẽ làm thay đổi hình dạng chiếc áo. Nó cũng thích được bạn yêu chiều lắm đấy.
11 Mẹo giặt đồ lót đúng cách:
1. Nên sử dụng nước lạnh hoặc nước mát: Nước nóng làm mất tính đàn hồi của vải, trong khi đó nước lạnh hoặc nước giúp giữ nguyên khả năng đàn hồi.
2. Gài móc: Trước khi giặt tay bạn nên gài móc lại để giảm khả năng móc bị rơi ra khi giặt.
3. Không dùng chất tẩy: Nếu đồ lót bị dính chất bẩn khó giặt ra, tốt nhất chỉ nên dùng chanh và giấm vì chất tẩy làm hỏng sợi vải và do đó làm cho đồ lót nhanh bị rách.
4. Không trộn lẫn màu: Đồ lót thường có màu sắc khác nhau, lưu ý giặt riêng đồ lót màu trắng và những đồ có màu tương phản để không bị lẫn màu.
5. Không vắt: Tuyệt đối tránh. Thay vào đó bạn nên để ráo nước rồi mới đem phơi.
6. Giặt đồ cùng kích cỡ: Nên giặt riêng đồ lót, không giặt chung với quần áo ngoài bởi sẽ làm đồ lót mất dáng và nhanh hỏng.
7. Dầu gội trẻ em: Nếu không muốn dùng các sản phảm tự nhiên, bạn có thể dùng dầu gội trẻ em với tính kiềm nhẹ, không làm hại chất liệu vải.
8. Đối với áo lót có độn: Làm khô áo lót có độn khó hơn áo lót thường, bạn nên đặt áo lót lên một tấm khăn khô cho ráo nước trước khi đem phơi ra nắng, chú ý không vắt tránh làm hỏng forrm áo.
9. Không ngâm đồ lót: Tốt nhất chỉ ngâm nước dưới 5 phút để bảo vệ vải và tránh vi khuẩn phát triển.
10. Phơi nắng: Là điều kiện tiên quyết để chống ẩm và chống vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm giảm tuổi thọ đồ lót.
11. Thời hạn nên thay quần lót mới: Tuy mỗi người một thời hạn cho đồ chíp về hưu nhưng để đảm bảo vệ sinh thân thể và bảo vệ sức khỏe, đồ nhỏ bên trong phải được thay từ 3-6 tháng/lần. Đồ lót là thứ đồ luôn được các bác sĩ khuyên phải thay thường xuyên nhất, không nên dùng lâu quá 1 năm dù cho nó chưa hỏng hóc gì.
Ngoài những sai lầm kể trên khi giặt đồ lót, để bảo vệ sức khỏe vùng kín cũng như toàn bộ cơ thể, trong việc lựa chọn chất tẩy rửa đồ lót, bạn nên cố gắng sử dụng chất tẩy rửa có độ kiềm thấp để giữ cho vải mềm mại.
Đặc biệt, vì vùng kín của phụ nữ là môi trường có tính axit yếu, nếu bạn sử dụng chất tẩy rửa có tính kiềm quá cao sẽ có khả năng phá hủy sự cân bằng axit-bazơ của âm đạo, không có lợi cho sức khỏe vùng kín.
Ngoài ra, nhiệt độ nước khi giặt đồ lót cũng đặc biệt cần chú ý, nhiệt độ thích hợp nhất là 40 độ C, vì nhiệt độ này có thể tác dụng tốt hơn các thành phần enzyme hoạt tính trong một số chất làm sạch, để phát huy tác dụng làm sạch tốt hơn. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi chất liệu của quần lót, nếu nhiệt độ quá cao sẽ dễ dẫn đến tình trạng áo lót bị mất nước và biến dạng.
Sau khi giặt đồ lót, bạn đừng nghĩ chỉ cần treo lên là xong, tốt nhất nên phơi ra nắng cho khô, vì tia cực tím giúp khử trùng.
Đồ lót liên quan đến sức khỏe vùng kín của mỗi người, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh không đúng cách sẽ dễ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn, gây bệnh chàm, viêm nang lông, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu và các bệnh lý khác. Vì vậy, mọi người không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của đồ lót. Đảm bảo công việc vệ sinh phải được thực hiện tốt.